"ĐỔI MỚI PHONG CÁCH, THÁI ĐỘ PHỤC VỤ HƯỚNG TỚI SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH"

Đóng lại
Bệnh rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình

 


I.ĐỊNH NGHĨA

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

II.TRIỆU CHỨNG

Hầu hết bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế  hoặc bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã. Bên cạnh đó có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể có đau đầu (đau nhiều hay ít tùy theo mức độ của bệnh), tê chân và không tập trung, chóng quên.

III.THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC KHI NẰM VIỆN

1.Động viên người bệnh an tâm điều trị, tích cực hợp tác với nhân viên y tế.

2.Theo dõi dấu hiệu sinh tồn mạch, nhiệt , huyết áp, nhịp thở.

3.Theo dõi các triệu chứng:

+  Đau đầu, chóng mặt .

+ Tình trạng nôn, buồn nôn.

+ Tình trạng mất ngủ.

4.Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi cho bn: Không thay đổi tư thế đột ngột, khộng đọc sách báo, tập ngồi và đi lại nhẹ nhàng khi đỡ các triệu chứng.

5.Hướng dẫn chế độ ăn: Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Không uống rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày.

IV. GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SAU KHI RA VIỆN

1. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị

2. Cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác.

3. Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 - 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng.

4. Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo…).

5. Không nên thức khuya để tránh tái phát lại bệnh.